Chi tiết tin - Xã Hải Dương - Hải Lăng
- Đang truy cập 2
- Hôm nay 7
- Tổng truy cập 388.870
Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa
Post date: 26/11/2022
GIa đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuông dưỡng và giáo dục nhân cách của con người. Đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển
gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền
Gia đình là vấn đề lịch sử xã hội, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người. Các học giả xưa nay, phương Đông hay phương Tây dù có khác nhau nhưng đều quan niệm chung rằng: Gia đình là một nhóm người ràng buộc với nhau bởi quan hệ huyết thống, đạo đức và pháp lý.
Lịch sử đã chứng minh: Cá nhân-gia đình-làng xã-tổ quốc là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, yếu tố tích cực hay tiêu cực của mỗi nhân tố này đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự hưng thịnh của mỗi quốc gia trong đó gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng, là nền tảng của xã hội và quốc gia. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, là tổng hợp các quan hệ giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, danh dự, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc.
Khi nói về vai trò của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình (tháng 1-1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước”. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình.”
Nhiều thập kỷ qua, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Gia đình truyền thống Việt
Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái “gốc” của văn hóa làng, văn hóa nước. Trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình văn hóa là vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Tuy nhiên, gia đình và văn hóa gia đình trước những thách thức của tiến trình hội nhập
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt
Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội.
Nội dung công tác xây dựng gia đình văn hoá
Quá trình hình thành và phát triển của phong trào xây dựng gia đình văn hoá
Cuộc vận động có tiền thân ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20-3-1947 dưới bút danh Tân Sinh, Bác Hồ đã viết tác phẩm “Đời sống mới” Người viết: “Mỗi người làm đúng theo đời sống mới thì đời trong một nhà cũng dễ thôi. Cũng như mỗi viên đá trơn tru vững chắc, thì chỉ cần một ít vôi là đắp thành một bức tường tốt.
Về tinh thần thì phải trên thuận, dưới hoà, không thiên tư ai. Bỏ thói hành hạ mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng.
Về vật chất, từ ăn mặc đến việc làm phải ăn đến tiêu xài có kế hoạch, có ngăn nắp.
Cưới hỏi, giỗ, tết, nên giản đơn, tiết kiệm.
Trong nhà, ngoài vườn phải luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Đối với xóm giềng phải thân mật và sẵn lòng giúp đỡ.
Đối với việc làng, việc nước phải hăng hái làm gương.
Người trong nhà, ai cũng biết chữ.
Luôn luôn cố gắng làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng, một nhà như thế nhất định sẽ phát đạt”
Năm 1960, 6 gia đình ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (gồm gia đình ông Luyện Văn Để, Đinh Văn Để, Đinh Văn Khắc, Luyện Văn Ân, Nguyễn Văn Tục, Đỗ Văn Thức) đã thống nhất bàn bạc, giúp nhau trong sản xuất, dạy bảo con cái chăm ngoan học tập, giúp đỡ láng giềng lúc khó khăn. Đây được coi là mô hình gia đình văn hoá đầu tiên, Bộ Văn hoá (Nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) có chủ trương nhân rộng mô hình này.
Năm 1962, tại Hội nghị phổ biến nhân rộng mô hình xây dựng Gia đình văn hoá tại Hải Phòng, Bộ Văn hoá đã công nhận 6 gia đình văn hoá này và tặng cho thôn Ngọc Tình (tỉnh Hưng Yên) bức trướng, đề tặng chiếc nôi của phong trào xây dựng gia đình văn hoá, đồng thời phát động phong trào xây dựng gia đình văn hoá trên phạm vi cả nước. Mục đích của phong trào nhằm đoàn kết giúp đỡ để gia đình hoà thuận, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ngày 15-3-1975, Bộ Văn hoá Thông tin và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch về việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng Gia đình văn hoá mới . Từ 1990-2000: Ban Chỉ đạo Nếp sống mới Trung ương đã đề ra nội dung tiêu chuẩn gia đình văn hoá như sau: Xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình; Đoàn kết xóm giềng; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Tiêu chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa hiện nay
Theo Nghị định số: 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “ Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “ Ấp văn hoá”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hoá” phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
1.1 Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú gồm các tiêu chí sau:
a) Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;
b) Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;
c) Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;
d) Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
đ) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;
e) Tham gia bảo vệ di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;
g) Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;
h) Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng nơi cư trú;
i) Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh;
k) Không vi phạm quy định, phòng, chống cháy nổ;
l) Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
1.2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng gồm các tiêu chí sau:
a) Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;
b) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;
c) Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;
d) Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;
đ) Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;
e) Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.
1.3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, gồm các tiêu chí sau:
a) Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng;
b) Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội do địa phương tổ chức;
c) Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng;
d) Trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường;
đ) Sử dụng nước sạch;
e) Có công trình phụ hợp vệ sinh;
g) Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa-xã hội.
1.4. Trình tự xét tặng danh hiệu GĐVH như sau:
- Đầu năm (vào quý I) các gia đình đăng ký danh hiệu GĐVH với Trưởng thôn; cuối năm hộ gia đình có bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét GĐVH gửi Trưởng thôn.
- Cuối năm Trưởng thôn căn cứ vào bảng đăng ký và bảng tự đánh giá tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
- Tổ chức bình xét theo thang điểm
Thành phần tham gia bình xét bao gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn,trưởng ban công tác mặt trận, các đoàn thể thôn và đại diện các hộ gia đình đăng ký GĐVH.
1.5 Hình thức bình xét: Biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín; các hộ gia đình chỉ được công nhận danh hiệu GĐVH khi có trên 60 % trở lên thành viên dự họp đồng ý.
Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét Trưởng thôn lập tờ trình đề nghị chủ tịch UBND xã ra quyết định.
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ UBND xã sẽ ban hành Quyết định tặng danh hiệu GĐVH hàng năm.
Việc tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa là góp phần thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai đất nước. “Toàn dân hãy đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
Nguồn tổng hợp
ĐC: Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
ĐT: 0233.3860.234 - Email: xahaiduong@quangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ