Chi tiết tin - Xã Hải Dương - Hải Lăng
- Đang truy cập 1
- Hôm nay 213
- Tổng truy cập 388.683
HẢI DƯƠNG- MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI
Post date: 27/12/2023
Quang cảnh Làng quê Hải Dương (ảnh: Sưu tầm)
Hải Dương nằm ở phía Đông Nam của huyện Hải Lăng, cách trung tâm huyện 16 km, là một địa bàn sản xuất nông nghiệp thuần túy có diện tích tự nhiên 2410 ha, dân số là 6176 người. Xã Hải Dương là một vùng đất có lịch sử và văn hóa lâu đời. Con người nơi đây có truyền thống yêu nước sâu sắc, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất; dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước; hiếu học có tinh thần vươn lên mạnh mẽ..
Trong kháng chiến, Hải Dương cũng là cái nôi của cách mạng. Trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, một số cơ sở yêu nước đã đóng trên địa bàn xã, những người con ưu tú của quê hương đã hăng hái tham gia các tổ chức yêu nước như Nguyễn Thiệp, Nguyễn Minh Hân, Phan Kế Trung, Nguyễn Trì, Phạm Ngọc Tùng, Phạm Ngọc Cân…., hoạt động sôi nổi truyên truyền nhân dân chống sưu cao thuế nặng, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan và giác ngộ nhân dân về con đường cách mạng, về Đảng cộng sản. Đầu năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân xã nhà đã tích cực đấu tranh, dũng cảm đứng lên chống ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, góp phần cùng với nhân dân cả nước giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám 1945, sau đó là thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Nhà bia ghi danh các Anh hùng Liệt sỹ xã Hải Dương
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), xã Hải Dương là cái nôi cách mạng, nơi trung chuyển, nuôi giấu cán bộ cách mạng, nuôi dưỡng thương binh từ các chiến trường chuyển về nên Hải Dương luôn là vùng địch lùng sục, kiểm soát gắt gao. Tuy vậy, cán bộ và nhân dân trong xã vẫn kiên cường bám đất, hoàn thành nhiệm vụ mà cách mạng giao phó.
Sau chiến tranh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, vượt lên gian lao thử thách chính quyền và nhân dân xã Hải Dương đã đoàn kết từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa-xã hội. Cây Lúa và Ném -02 nguồn thu nhập chính của người dân xã Hải Dương (ánh: Sưu tầm)
Bước vào công cuộc đổi mới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố vững mạnh; KT-XH từng bước phát triển ổn định; ANTT được giữ vững; khối đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao... Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu nổi bật, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đến nay xã đã được cấp trên công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018 và đang quyết tâm xây dựng nông thôn mới nâng cao dự kiến sẽ về đích năm 2024.01 góc tuyến đường kiểu mẫu tại Thôn DIên Khánh (ảnh: Sưu tầm)
Với tinh thần cần cù, chịu khó, vươn lên trong lao động sản xuất; linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng các tiềm năng sẵn có từ bên trong và huy động các nguồn lực bên ngoài, cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã có bước phát triển. Theo số liệu thống kê năm 2023 tổng giá trị sản xuất kinh tế - xã hội : 311,86 tỷ đồng, đạt 100,45 % KH năm (KH 310,45 tỷ), tăng 65,19 tỷ so với năm trước; thu nhập bình quân đầu người 66,56 triệu đồng (KH 62,48 triệu đồng) lộ trình ĐH Đảng 79,07 triệu đồng; tổng thu NSNN trên địa bàn là 9.342.436.867 đồng, đạt 214,73 % so với KH. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông-lâm-thuỷ sản: 41,84%; TTCN và XD: 29,64%,; Thương mại-dịch vụ: 28,52 %. Hiện nay, Hải Dương đang xây dựng thương hiệu OCOP với sản phẩm Ném sạch do Tổ hợp tác Thuần Việt sản xuất đã được giới thiệu và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong tỉnh và đang quảng bá để mở rộng sản xuất và tiêu thụ ra thị trường trong nước.
Sản phẩm Ocop của xã Hải Dương (ảnh: Sưu tầm)
Song song với việc phát triển kinh tế, trên lĩnh vực văn hóa- giáo dục cũng gặt hái nhiều kết quả quan trọng. Cùng với quá trình hình thành làng xã, hệ thống các kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo như đình chùa, miếu mạo…cũng lần lượt ra đời nhằm đáp ứng đời sống tâm linh của nhân dân. Cùng với quá trình đó là sự ra đời của các ngày lễ tế của làng như: Lễ Thu tế các bậc tiền nhân có công khai canh, khai khẩn (vào ngày 16,17-7 âm lịch hàng năm); Lễ Chạp mộ (tháng 10 al); lễ hội đua thuyền truyền thống.... Lễ Thu tế tại Làng văn hoá Kim Giao (Nguồn: sưu tầm)
Bên cạnh việc duy trì các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tở tiên, các bậc tiền nhân, các anh hùng có công với nước… thì người dân Hải Dương vẫn tiếp thu các luồng tôn giáo mới như Phật giáo và Thiên chúa giáo. Song, với bản chất hiền hòa dù theo tôn giáo nào thì người dân Hải Dương vẫn luôn quan niệm “sống tốt đời đẹp đạo”. Đến nay Hải Dương có 05 di tích lịch sử được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh: Di tích vụ thảm sát Kim Giao (thôn Kim Giao), di tích cầu Khe Đúc, di tích Đình làng Diên Khánh (thôn Diên Khánh), di tích nhà ông Nguyễn Xột, Trần Duy Bá (ở thôn Xuân Viên). Là một mảnh đất có truyền thống hiếu học từ xưa tới nay, nhiều thế hệ con em Hải Dương đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và khoa cử. Dưới thời phong kiến, ở Hải Dương có ông Phạm Ngọc Bích từng làm quan đến chức Tri huyện. Tiếp nối truyền thống đó, trong những năm gần đây công tác giáo dục đào tạo Hải Dương đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, số lượng học sinh tham gia và đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi ngày càng tăng, hệ thống trường lớp, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Di tích lịch sử Đình Làng Diên Khánh
Trải qua những diễn biến thăng trầm của dòng chảy thời gian, lịch sử chiến tranh đã sang trang, nhưng những khó khăn do thiên tai, địch họa thì vẫn luôn tiếp diễn. Song, cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì cán bộ và nhân dân xã Hải Dương vẫn một lòng đoàn kết vượt qua mọi khó khăn thử thách, cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh, tạo thế vững chắc để Hải Dương tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng xã nhà đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024 theo Nghị quyết của Đảng bộ xã lần thứ XIV đã đề ra./.
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (10/11/2023)
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (24/11/2023)
- 4 tháng 10 là "Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam" (04/10/2023)
- Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra từ ngày 27/9 - 3/10/2023 tại thành phố Cao Bằng (22/09/2023)
- HƯỚNG DẪN ĐĂNG NHẬP CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA BẰNG TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ CỦA BỘ CÔNG AN (áp dụng cho tài khoản định danh mức độ 2) (15/09/2023)
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT TRUNG THU NĂM 2023 (15/09/2023)
- TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP NHẰM CHỦ ĐỘNG PHÒNG, NGỪA THIÊN TAI TRONG NĂM 2023 (11/09/2023)
- BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH- LIỆT SỸ (27/7/1947-27/7/2023) (24/07/2023)
- Tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em và Ngày gia đình Việt Nam 28/6 (08/06/2023)
- Kỷ niệm 50 năm ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (06/6/1973-06/6/2023) (01/06/2023)
ĐC: Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
ĐT: 0233.3860.234 - Email: xahaiduong@quangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ