Chi tiết tin - Xã Hải Dương - Hải Lăng

 

 

Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 4
  • Hôm nay 165
  • Tổng truy cập 388.635

BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947-27/7/2024)

Post date: 24/07/2024

Có lẽ hiếm nơi nào như Việt Nam – đất nước đã trải qua và chịu nhiều hậu quả của những cuộc chiến tranh để lại. Từ phố phường chật hẹp đến những làng quê trên dải đất hình chữ S đều có những nghĩa trang liệt sỹ. Họ - những liệt sỹ ngã xuống khi mới mười tám đôi mươi. Họ đã nguyện hi sinh tính mạng của mình để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Bởi vậy, đất nước Việt Nam được định hình trên bản đồ thế giới cũng từ tinh thần hy sinh cao cả ấy. Hàng năm, mỗi dịp kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7), chúng ta lại nhớ về những người lính đã quên mình hy sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, Dũng cảm chiến đấu, Anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời vinh danh, ghi nhớ công ơn, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh bênh đồng bào, chiến sĩ cả nước

Chiến tranh đã lùi xa nhưng máu đào của các anh hùng liệt sĩ vẫn luôn thắm đỏ, sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ sự đau thương mất mát của thân nhân liệt sĩ của các đ/c thương binh, bệnh binh, các đồng chí thanh niên xung phong, những người ảnh hưởng di chứng chiến tranh vẫn chưa thể nguôi ngoai, vẫn còn biết bao vết thương chưa lành trên dải đất hình chữ S. Sự hy sinh cao cả ấy Tổ quốc và nhân dân luôn trân trọng và ghi nhận.

Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Bác Hồ đã viết: "Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do". Cho nên đối với "những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng", và Người giải thích: "Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại".

Ghi nhận công ơn của các thương binh, liệt sỹ Trong thư gửi đồng bào Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng”. Và để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, biết ơn đối với những thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với đất nước tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh - Liệt sĩ”. Thực hiện Chỉ thị của Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành ở Trung ương, các khối và các tỉnh họp tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã bàn bạc, nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm “Ngày Thương binh - Liệt sĩ”. Kể từ đó, ngày 27 tháng 7 trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội nhân văn sâu sắc, mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam. Những ngọn nến lung linh được thắp trên hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ từ Bắc vào Nam, những ngọn hoa đăng thả xuống những dòng sông, trên Biển Đông bạc sóng trong những ngày tháng 7 hằng năm không chỉ là lời nhắc nhở về chủ quyền thiêng liêng, mà còn là để chúng ta suy nghĩ về trách nhiệm, tình cảm của mỗi người dân Việt hôm nay với lớp lớp anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, trải qua những cuộc kháng chiến trường kỳ dựng nước và giữ nước đã có biết bao lớp người thanh niên làm nên những chiến công vĩ đại, cống hiến hy sinh, xây dựng, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Trong đó, có những người con dũng cảm của quê hương Hải Dương thân yêu. Trong hai cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, toàn xã Hải Dương Có 124 liệt sỹ, với 115 gia đình liệt sỹ; 14 bà mẹ Việt Nam Anh hùng; có 7 thương binh; 01 bệnh binh; 19 người có công giúp đỡ cách mạng, 4 người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ; 2 người HĐKC bị địch bắt tù đày.

Việc thực hiện các chính sách đối với người có công có ý nghĩa chính trị to lớn, góp phần bồi đắp truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; đồng thời tạo dựng, củng cố niềm tin vào chế độ xã hội tốt đẹp, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với thế hệ trước. Bằng sự tri ân, tình cảm và trách nhiệm, dù trong chiến tranh hay trong xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân xã Hải Dương luôn thực hiện tốt các chính sách cho người có công với cách mạng, nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để góp phần chia sẻ, giảm bớt những mất mát, đau thương...

More